>>Bạn hiểu thế nào về thuật ngữ 'không có đường’?
>>Hãy kiểm soát bệnh tiểu đường ngay từ bây giờ.
Nhìn chung đường máu không chỉ ảnh hưởng bởi Chỉ số đường của thực phẩm mà còn ảnh hưởng bởi khối lượng ăn vào. Do vậy, Lượng tải đường phản ánh tốt hơn về khả năng biểu thị khả năng làm tăng đường máu của thực phẩm vì chỉ số này thể hiện cả chất lượng và số lượng đường của thực phẩm.
-Chỉ số đường (Glycemic index): được tính trên cơ sở khối lượng đường đưa vào giống nhau dù là loại thực phẩm khác nhau và thường quy ra 50g hoặc 100g đường.
-Lượng tải đường (Tạm dịch từ chữ Glycemic load): được tính trên cơ sở tăng đường máu cho mỗi loại thực phẩm mà ta thường ăn với khối lượng thực tế (Ví dụ như rất ít khi người ta ăn liền một lúc 50g mật ong). Do vậyLượng tải đường có giá trị ứng dụng cao hơn.
So sánh khả năng tăng đường máu theo suất ăn.
Loại thực phẩm |
Chỉ số đường Bánh mỳ trắng =100 |
Suất ăn (Serving size) |
Lượng carbonhydrat (gram) |
Lượng tải đường/Suất ăn |
Mật ong |
104 |
1 thìa canh |
17 |
18 |
Dưa hấu |
102 |
1lát (khoảng 200g) |
17 |
17 |
Nước cam |
81 |
6 oz (1 cốc 180ml) |
20 |
16 |
Khoai lang |
77 |
1 (khoảng 50g) |
25 |
19 |
Chuối |
75 |
1 (khoảng 150g) |
27 |
20 |
Đậu lăng |
40 |
1 bát |
40 |
16 |
Nếu chỉ đơn thuần dựa vào Chỉ số đường, chúng ta đều cho rằng mật ong và dưa hấu không nên ăn vì có Chỉ số đường cao, trong khi trên thực tế, nếu ăn theo suất ăn như trên (mật ong; dưa hấu; nước cam; khoai lang; chuối; đậu lăng) ta đều thấy lượng đường máu tăng thêm gần như nhau bất luận thức ăn có Chỉ số đường cao hay thấp thông qua việc đo Lượng tải đường. Nói một cách khác, 1 thìa canh mật ong gây tăng đường máu giống như ta ăn một quả chuối cỡ trung bình hoặc uống 1 cốc nước cam.
Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.